Tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé các mẹ nên biết

Tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé

Thực đơn ăn dặm cho bé luôn là điều mà các mẹ muốn tìm hiểu khi có con nhỏ. Vậy làm sao để các con vừa được ăn ngon và vừa có thể hấp thu được nhiều dưỡng chất và tiêu hóa tốt? Các mẹ có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây. Bibabibo.vn đã tổng hợp những cách chế biến thực đơn ăn dặm cho bé hiệu quả nhất.

1. Ăn dặm là gì?

Chúng ta đã biết ăn dặm là quá trình chuyển chế độ ăn của bé từ hoàn toàn bằng sữa mẹ thành chế độ ăn kết hợp nhiều loại thức ăn khô ví dụ như cháo, rau củ, bột, ngũ cốc…

Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là gì?

Đây là giai đoạn các mẹ cần lưu ý khi thức ăn được chuyển từ dạng lỏng sang dạng sệt hoặc mềm để bé có thể nhai bằng hàm của mình.

Vì là giai đoạn chuyển biến lớn nên chị em cần lưu ý chuẩn bị những thực đơn ăn dặm đa dạng và phù hợp với từng độ tuổi của bé để bé có thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

2. Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi nào?

Giai đoạn cho bé bắt đầu ăn dặm khoảng bé được 6 tháng tuổi vì theo các chuyên gia cho biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ, an toàn và tốt nhất cho trẻ từ 0 tới 6 tháng tuổi. Các mẹ cũng nên lưu ý không nên cho bé ăn dặm trước 5 tháng tuổi hoặc muộn quá ở tháng thứ 7.

Nếu các mẹ cho bé ăn dặm trước 5 tháng buổi, khi đó hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên khó để hấp thu và tiêu hóa thức ăn mới. Cho ăn dặm muộn thì trẻ nhỏ đã qua thời điểm tốt để khám phá những mùi vị mới cua thức ăn.

Hơn nữa, thời điểm tháng thứ 6 phù hợp để con tập quen dần với đồ ăn ngoài sữa mẹ để mẹ bầu có thể an tâm quay trở lại công việc của mình sau sinh.

3. Thực phẩm phù hợp cho thực đơn ăn dặm cho bé

Sữa

Khi bé tập ăn dặm thì mẹ vẫn nên cho bé bú sữa mẹ kết hợp. Mẹ nên cho bé bú trung bình khoảng từ 2 đến 3 tiếng trong một ngày. Đối với những mẹ kém sữa cũng không nên cắt khẩu phần sữa của con khi chuyển qua ăn dặm mà hãy kết hợp những loại sữa công thức phù hợp với trẻ.

Thực phẩm phù hợp cho thực đơn ăn dặm cho bé
Thực phẩm phù hợp cho thực đơn ăn dặm cho bé

Rau củ

Rau củ chỉnh là nguồn dinh dưỡng tốt cho bé mới tập ăn dặm. Rau củ bổ sung chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của phát triển để tránh tình trạng dạ dày bị tổn thương.

Các mẹ có thể tham khảo những loại rau củ tốt cho bé như là củ cải, cải bó xôi, cà rốt, khoai tây, bí đỏ, bí đao, cà chua, đậu Hà Lan,… Đặc biệt các mẹ nên sử dụng nhiều những loại rau củ có màu xanh thẫm hoặc màu đỏ vì chúng chứa nhiều chất sắt và vitamin A.

Thường các bé nhỏ sẽ không thích ăn rau củ nên các mẹ cần chế biến thêm với nhiều loại thực phẩm khác để bé ăn ngon miệng hơn. Các mẹ có thể tham khảo những cách chế biến món ăn dặm bên dưới bài viết.

Trái cây

Trái cây là một loại thực phẩm rất tốt cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm. Trái cây có nhiều vitamin với vị ngọt tự nhiên sẽ giúp bé ăn dễ dàng hơn.

Khi mới tập ăn dặm chị em nên chuẩn bị những loại trái cây mềm để bé có thể làm quen như là bơ, dưa hấu hay cam… Các mẹ có thể có thể xay chung trái cây với sữa hoặc cháo để giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Chị em nên lưu ý trên thị trường có nhiều loại trái cây không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng. Vì con còn nhỏ nên hệ tiêu hóa kém, các mẹ cần lưu ý chọn mua những loại trái cây an toàn và đảm bảo chất lượng.

Ngũ cốc

Ngũ cốc thường khá lạ với nhiều bà mẹ ở Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều loại ngũ cốc với nguồn dinh dưỡng phong phú như cung cấp vitamin A, B, E và cả những loại chứa chất xơ giúp cho bé tiêu hóa tốt và phát triển toàn diện.

Bibabibo.vn đã tổng hợp cho các mẹ tham khảo những loại ngũ cốc phổ biến như là gạo, gạo lứt, yến mạch,… có chứa nhiều chất sắt để ngăn ngừa thiếu máu, giúp cho hệ thần kinh và não khỏe mạnh, bé thông minh hơn.

Chất đạm

Chất đạm chủ ếu sẽ trong những loại thực phẩm như: cá, trứng (chỉ dùng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng), thịt bò… Các mẹ nên lưu ý chế biến đơn giản để giữ lại đầy đủ chất dinh như là canxi, đạm, béo, protein… có trong thực phẩm.

Đặc biệt cần lưu ý những loại thức ăn như tôm và lòng trắng trứng, thịt bò vì chúng có khả năng gây dị ứng cho bé nên mẹ khi chế biến đầu tiên các mẹ có thể hầm lấy nước nấu cháo để xem phản ứng của bé. Sau khi bé đã quen mẹ có thể bằm hoặc xay nhuyễn và nấu với cháo cho bé ăn.

4. Cách chế biến một số thực đơn ăn dặm cho bé

Cháo yến mạch, trứng với cà rốt

Các mẹ cần chuẩn bị những loại nguyên liệu sau: Yến mạch xay nhuyễn, 1 lòng đỏ trứng gà và cà rốt. Sau đó cà rốt chị em nên băm nhỏ và hấp chín trước. Yến mạch cần ngâm với nước khoảng 30 phút trước khi nấu.

Khi đã chuẩn bị xong những bước trên các mẹ bắt đầu nấu nước sôi và đun yến mạch tới khi chín mềm. Sau đó cho lòng đỏ trứng vào và đánh đều. Cần nấu sôi cháo trong 5 phút để trứng chín rồi mới cho cà rốt đã hấp trước đó và. Nấu tới khi sôi 1 lần nữa rồi cho ra bát. Chị em có thể cho thêm một thìa cà phê dầu oliu cho bé.

Cách chế biến một số thực đơn ăn dặm cho bé
Cách chế biến một số thực đơn ăn dặm cho bé

Cháo cá hồi, cà rốt và cải bó xôi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cá hồi, nửa củ cà rốt và một ít cải bó xôi.

Cách làm:

  • Bước 1: Cần xào chín cá hồi với dầu ăn (nên sử dụng dầu oliu), sau đó tán nhuyễn cá để bé dễ ăn hơn.
  • Bước 2: Rửa sạch và gọt vỏ cà rốt đã chuẩn bị. Sau đó, luộc chín và nghiền nhuyển để nấu cháo được sánh mịn hơn.
  • Bước 3: Chị em nên lựa chọn những cọng cải bó xôi non sau đó rửa sách và chần qua vowisi nước sôi.
  • Bước 4: Nấu một lượng cháo trắng vừa đỏ, sau khi sôi cho cá hồi, cà rốt vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải bó xôi vào đảo đều. Cần để cháo sôi trong khoảng 1 phút thì tắt bếp.
  • Bước 5: Sau khi cho ra bát, có thể cho thêm một thìa ca phê dầu oliu.

Cháo lươn với cà rốt và đậu xanh

Các mẹ cần chuẩn bị đủ những nguyên liệu sau đây:

  • 40gr (8 muỗng canh) lươn phi lê
  • 40gr (8 muỗng canh) cà rốt xay nhuyễn
  • 10gr (2 muỗng canh) đậu xanh xay nhuyễn
  • 20gr (4 muỗng canh) bột gạo
  • 10ml (2 muỗng canh) dầu ăn trẻ em

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, chị em thực hiện theo các bước dưới đây.

  • Bước 1: Cần đun sôi 450ml nước lọc và cho lươn vào để luộc trong 5 phút rồi bỏ lươn ra.
  • Bước 2: Sau khi đun sôi, cho tiếp bột gạo đã chuẩn bị vào nước luộc lươn vào nồi khuấy đều và vặn nhỏ lửa cho đến khi trở thành một hồn hợp đặc dẻo.
  • Bước 3: Tiếp tục cho cà rốt và đậu xanh đã xay nhuyễn và và đun sôi trong khoảng 5 phút. Không nên đun quá sôi vì khi sử dụng nhiệt độ quá cao sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Đôi khi có thể sinh ra những chất độc hại ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.
  • Bước 4: Lươn sau khi nguội cần xay nhuyễn lươn và trộn đều vào bát ăn dặm cùng một ít dầu oliu.

Qua bài viết chắc chắn chị em đã có thêm nhiều kiến thức để chuẩn bị thực đơn ăn dặm phù hợp nhất cho bé. Thực đơn ăn dặm cho bé ngoài việc đầy đủ chất dinh dưỡng thì mẹ cần lưu ý chọn những loại thực phẩm rõ nguồn gốc và an toàn. Chúc chị em có một ngày thật vui vẻ và chuẩn bị những bữa ăn dinh dưỡng cho bé nhỏ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *