Sự phát triển của thai nhi qua 42 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi

Đối với mẹ bầu, mọi người đều rất quan tâm tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mình. Vì thời gian mang thai thông thường là 9 tháng 10 ngày hay vào khoảng 42 tuần, qua mỗi tuần thai nhi sẽ có những phát triển đặc biệt. Các mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn.

1. Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu

Thông thường chị em sẽ rụng trứng vào đầu tuần thứ 3 nếu chu kỳ kinh nguyệt đều và kéo dài trong khoảng 28 ngày. Tế bào trứng sẽ được thụ tinh trong vòng 12 tới 24 giờ sau khi tinh trùng qua tử cung.

Trứng sau khi được thụ tinh sẽ bắt đầu phân chia thành nhiều tế bào, tiếp đó sẽ dần di chuyển xuống ống dẫn trứng và đi sâu vào niêm mạc tử cung.

Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu
Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu

Qua tuần thứ 4, tế bào trứng đã được thụ tinh sẽ nằm nép vào bên trong lớp niêm mạc tử cung có hình dạng như một quả bóng với hàng trăm tế bào nhỏ sẽ phát triển thành thai nhi sau này. Đó được gọi là phôi thai và sẽ bắt đầu sản sinh ra hormone thai kỳ hCG – hormone để ngăn quá trình rụng trứng mỗi chu kỳ.

2. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 2

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai chính thức được hình thành. Đã 4 tuần kể từ lúc bạn bắt đầu kỳ kinh cuối cùng của mình. Bước vào tuần 5, bạn có thể nhận biết mình đang mang thai thông qua một vài dấu hiệu mang thai sớm. Thai nhi 5 tuần tuổi chỉ lớn bằng một chấm nhỏ bạn nhìn thấy trong ảnh mà thôi.

Tới tuần thứ 6, thai nhi đã bắt đầu phát triển nhưng chỉ bằng hạt táo tây. Thời gian này, hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành và trái tim của thai nhi đã có những nhịp đật đầu tiên. Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh nhất nên các mẹ hãy chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bản thân nhé!

Thai nhi 7 tuần tuổi, các bộ phận như mũi, miệng và tai bắt đầu tạo hình, ruột và não bộ cũng bắt đầu phát triển. Nếu các mẹ chưa chuẩn bị tinh thần, nên chưa biết mình đã mang thai thì đây là tuần các mẹ sẽ có thể có những cơn ốm nghén đầu tiên.

Mẹ bầu có thời gian này có thể tới những phòng khám hoặc bệnh viện phụ sản để bác sĩ nghe nhịp tim đầu tiên của bé. Thai nhi trong bụng bạn có thể đã lớn bằng hạt đậu.

Ở tuần thứ 8, kích thức thai nhi đã to gấp đôi tuần thứ 7. Thai nhi sẽ xuất hiện một chiếc đuôi ở phía sau nhưng nó sẽ biến mất sớm thôi. Trong bụng mẹ, chân và tay của bé sẽ như một chiếc mái chèo – nó đang được hình thành hình dáng qua từng ngày.

3. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 3

Thai nhi 9 tuần tuổi tuy chỉ lớn bằng quả mâm xôi nhưng đã có hình dáng của con người. Trong bụng mẹ bé đã bắt đầu biết chuyển động, nhưng mẹ bầu chưa thể cảm nhận rõ ràng vì những chuyển động rất nhỏ và nhẹ. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh và hình thành những ống thần kinh đầu tiên.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 3
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 3

Về cơ bản, thai nhi trong bụng qua 10 tuần đã có sinh lý đã phát triển đúng vị trí (thậm chí còn phát triển dái tai nhỏ xíu) nhưng vẫn còn nhiều bộ phận nữa sẽ phát triển về sau. Thời điểm này, chiếc đuôi phôi thai sẽ biến mất.

Các mẹ nên chú ý bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho bản thân để nuôi dưỡng bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh ngay từ những tuần đầu của thai kỳ nhé!

Khi đến tuần 11 của thai kỳ, phôi thai đã hoàn thành giai đoạn quan trọng nhất trong giai đoạn phát triển của thai nhi. Da của bé trong giai đoạn này vẫn còn mờ nhưng chân tay của bé đã có thể gập và uốn cong.

Nếu mẹ bầu đi siêu âm trong thời kì này có thể quan sát được những chi tiết nhỏ như móng tay của bé đang bắt đầu hình thành. Kích thước của bé trong bụng mẹ có thể lớn bằng quả dâu tây ở tuần 11

Cơ thể của thai nhi 12 tuần tuổi đã phát triển gần như hoàn thiện. Bé có thể đá, vươn người và thậm chí nấc vì cơ hoành phát triển. Mẹ bầu ở tuần 12 sẽ có thể cảm nhận được những chuyển động này của bé tùy nhiên vì không quen nên chị em có thể cảm thấy hơi khó chịu và tức bụng.

4. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4

Ở tuần 13, bé sẽ có các phản xạ và hoạt động cử chỉ tay chân từ bên trong. Nhưng vì đây vẫn là những chuyển động rất nhỏ nên bạn vẫn chưa thể cảm nhận được các hoạt động của bé. Vì bé đã có những phát triển về phản xạ nên khi bạn có tác động từ bên ngoài như chọc nhẹ tay vào bụng, bé cũng có thể cảm nhận được.

Trong giai đoạn này, cơ thể của bạn sẽ có dấu hiệu tăng cân rõ ràng nhưng thai nhi vẫn còn nhỏ. Bước vào tam cá nguyệt thứ hai, nguy cơ sẩy thai sẽ giảm xuống. Nếu ở tam cá nguyệt đầu tiên, bạn có các dấu hiệu ốm nghén như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau đầu… thì ở giai đoạn tuần thứ 14 các triệu chứng đó sẽ biến mất.

Những xung não của bé bắt đầu hoạt động và bé có thể bắt đầu cử động cơ mặt. Ở tuần thứ 15, thận của bé sẽ bắt đầu làm việc. Nếu siêu âm, bạn có thể quan sát được hình ảnh bé đang mút ngón tay hoặc ôm mặt.

5. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5

Thai nhi 17 tuần tuổi lớn bằng quả bơ, tóc vẫn chưa được hình thành nhưng những chi tiết trên da đầu dần xuất hiện. Trong tuần 17, các bạn có thể cảm nhận được những cú đạp của bé vì phần chân đã phát triển hơn. Đầu của bé thẳng hơn và tai đã dần định hình đúng vị trí.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 5
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 5

Thai nhi sẽ phát triển và có thể cử động các khớp và khung xương được hình thành từ các sụn mềm đã cứng lại. Dây rốn phát triển chắc và dày hơn. Bao thần kinh myelin đang dần hình thành xung quanh các dây thần kinh. Hầu hết 5 giác quan của thai nhi đã được phát triển và bé có thể nghe được những gì mẹ nói bên ngoài.

Khi siêu âm ở tháng thứ 5, mẹ bầu có thể nhìn thấy bé với đầu đủ bộ phận cơ thể, chị em có thể thấy được mắt và lông mày của bé khá rõ nét. Da của thai nhi hiện tại còn khá mỏng và mờ, nhưng dần phát triển và căng da bởi lớp mỡ bên trong được hình thành qua từng ngày.

6. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6

Cuối giai đoạn của tháng thứ 6, não bộ của bé tiếp tục phát triển, đặc biệt bé đã hình thành cảm xúc của mình. Các bộ phận bên trong cơ thể của bé như lá gan và hệ miễn dịch vẫn còn yếu ớt. Tuy nhiên, phổi dù chưa trưởng thành hoàn thiện nhưng đã thực hiện được chức năng của nó.

Mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng của mình to hơn nhiều vì thai nhi đang lớn dần lên và gần chiếm hết không gian của tử cung. Chị em có thể sẽ thấy mình muốn đi tiểu nhiều hơn hoặc bị chuột rút ở chân vì thai to ra chèn vào dây thần kinh ở hông và lưng.

Nếu có thười gian chị em có thể tham gia những buổi học về tiền sản và các bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em những thông tin hữu ích.

7. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7

Đầu của thai nhi đã phát triển to hơn để có nhiều không gian giúp bộ não phát triển. Dù não bộ đã phát triển nhưng phần xưng trong hộp sọ vẫn chưa được hợp nhất. Bé tiếp tục phát triển và có thể tự xoay đầu qua lại 2 bên.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7

Thêm vào đó, thai nhi có một lớp chất béo đã được hình thành dưới da, trông bé đã khá bụ bẫm. Cân nặng của thai nhi có sự thay đổi vì vậy mẹ bầy cũng sẽ tăng lên từ 0,5 kg và 1/2 trọng lượng đó là vào cơ thể bé để giúp bé đạt thêm 1/3 đến 1/2 trọng lượng cơ thể khi chào đời trong 7 tuần còn lại.

8. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8

Trong giai đoạn tháng thứ 8, hệ thần kinh trung ương và phổi đã được hoàn thiện khá đầy đủ. Thận và gan đã hoạt động để có thể bài tiết những chất không cần thiết ra khỏi cơ thể của thai nhi.

Trong tháng 8, cân nặng của các bé có thể tăng khoảng 30g trong một ngày và cơ thể của thai nhi có hình thành một lớp sáp trắng. Đây là caseosa vernix để giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé.

9. Sự phát triển của thai nhi tháng cuối

Tháng cuối, các mẹ sẽ rất cẩn thận để chăm sóc dinh dưỡng cho con từ bên trong. Thể chất của bé đã được phát triển hoàn thiện nhưng chất béo dưới da vẫn tiếp tục phát triển để cơ thể sẽ điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với môi trường bên ngoài sau khi được sinh ra.

Sự phát triển đặc biệt của thai nhi tháng cuối
Sự phát triển đặc biệt của thai nhi tháng cuối

Nếu siêu âm các mẹ có thể quan sát được tròng mắt đen của bé. Nhưng các sắc tố trong mắt bé chưa phát triển hết, nếu sinh ra với đôi mắt nâu, tròng mắt của bé vẫn có thể trở nên sẫm màu hơn cho đến khi được một tuổi.

Những tuần cuối của thai kì, khi đi khám bác sĩ có thể dự được ngày inh của mẹ bầu. Đôi khi có trường hợp đã vượt quá ngày sinh mà mẹ bầu chưa có dấu hiệu gì thì có thể thực hiện những xét nghiệm để chắc chắc chị em vẫn mang thai an toàn.

Mong rằng qua những kiến thức về sự phát triển của thai nhiBibabibo.vn đã chia sẻ trong bài viết thì bố mẹ có thể chuẩn bị tốt nhất có quá trình mang bầu của mình. Hãy quan sát và chăm sóc con qua từng giai đoạn phát triển nhé! Chúc chị em có một ngày thật vui vẻ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *