Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Sự phát triển của bé

  • Vào tuần thứ 34 bé đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg, cỡ một quả dưa bở.
  • Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không nhào lộn trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.
  • Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết thể chất đã phát triển hoàn thiện, bé sẽ tiếp tục tăng cân trong vài tuần tiếp theo.

Những thay đổi trong cơ thể bạn

  • Thời điểm này của quá trình mang thai, bạn sẽ bắt đầu đi khám hàng tuần. Từ nay cho đến tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của bạn (các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng tăm bông và không gây đau). GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng với bé, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. Có đến khoảng 10 – 30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra này là rất quan trọng. Nếu bạn có GBS, bạn sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.
  • Bé nhảy xuống giữa xương chậu của bạn, chuẩn bị chào đời ngay từ đầu tuần thứ 34 này. Người ta gọi đây là hiện tượng sa bụng. Khi bé đã xuống đến vùng xương chậu, xem như bé đã sẵn sàng hoặc vào đúng vị trí chào đời. Hiện tượng sa bụng có thể xảy ra vài tuần trước khi bé chào đời, nhất là nếu bạn mang thai lần đầu. Hoặc điều này có thể xảy ra một ngày trước khi bạn sinh. Bạn sẽ nhận thấy bụng mình sà xuống và nghiêng về phía trước. Sa bụng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mang thai, như thở ngắn và ợ chua. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy xương chậu, hông và bàng quang bị chèn ép nhiều hơn. Hiện tượng này có thể gây ra một số cảm giác khó chịu như tiểu són hoặc đi tiểu thường xuyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *