Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi

Sự phát triển của bé

  • Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm, như một quả dưa gang. Nếu bạn thấy đói, thì hãy cứ chiều theo cơ thể mình và cứ ăn. Năng lượng từ thức ăn bạn ăn vào sẽ được truyền thẳng đến cho em bé, giúp em bé dự trữ chất béo và đầy đặn ra.
  • Em bé giờ không còn nhiều không gian để xoay trở trong bụng mẹ nữa, nhưng vẫn có thể tìm cho mình vài tư thế dễ chịu. Bạn có thể cảm nhận thấy bé tỏ thái độ phản đối mỗi khi thấy chật chội quá. Một cú hích vào xương sườn hay xương chậu thường là một lời nhắc nhở rằng mẹ phải đứng lên, di chuyển một chút, hoặc thậm chí là lắc hông vài cái.
  • Lớp lông tơ mềm mại vốn đang phủ quanh cơ thể bé giờ sẽ lại thụt vào trong. Phần lớn sẽ chui lại vào trong ruột bé, trộn lẫn vào trong đám chất thải và sẽ được trút ra ngoài qua lần đi đại tiện đầu đời của bé sau khi ra khỏi cơ thể mẹ. Lớp màng mỡ Vernix Caseosa màu trắng bọc quanh da bé giờ đây cũng sẽ rút vào trong.

Những thay đổi trong cơ thể bạn

  • Cổ tử cung của bạn bắt đầu giãn nở hoặc hở ra, chuẩn bị sẵn sàng cho bé chào đời trong vài tuần tới. Khi điều này xảy ra, bạn có thể cảm thấy đau nhói ở âm đạo. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sắp sinh em bé.
  • Bạn có thể nhận thấy những cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn. Cần báo với bác sĩ về những dấu hiệu chuyển dạ của mình. Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu bạn thấy có chảy máu âm đạo, bị sốt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.
  • Bạn không nên đi du lịch xa nhà hoặc đi máy bay, vì bạn có thể chuyển dạ vào bất cứ lúc nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *