Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi

Sự phát triển của bé

  • Ở tuần thai thứ 33, bé đã nặng khoảng 2,15kg, to gần bằng một quả dưa đỏ và dài gần 46cm. Lớp mỡ của bé đang đầy lên giúp bé tròn trĩnh hơn. Ngoài ra, lớp mỡ này có tác dụng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra.
  • Não của em bé sẽ phát triển rất mạnh vào thời gian này. Tế bào thần kinh và những mối liên hệ thần kinh trong não đang phát triển để đến khi sinh ra, em bé sẽ hoàn toàn đủ khả năng để tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường. Hãy nhớ ăn các thức ăn giàu Omega 3 và DHA, những thức này rất quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của não. Các loại dầu cá như dầu cá hồi, cá xac-đin và cá ngừ là những nguồn thực phẩm rất tốt có chứa các chất này.
  • Em bé giờ đây sẽ không mấy khi cử động kiểu xoay tròn nữa, đơn giản là bởi vì tử cung đã quá chật chội để bé có thể chuyển động kiểu này. Nếu bạn cảm thấy có sự thay đổi trong cách chuyển động của em bé.

Những thay đổi trong cơ thể bạn

Khi bạn có thai đuợc 33 tuần, cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở sắp đến.

  • Các tuyến sữa ở ngực bạn bắt đầu lớn lên, làm tăng kích thước của ngực. Bạn có thể nhìn thấy những tuyến dầu nhỏ xíu giúp làm ẩm dùng đầu vú của mình.
  • Bạn cảm thấy đau ê ẩm khắp mình do phải mang trong người một em bé gần như đã phát triển đầy đủ!
  • Em bé đã lớn có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Hãy tham khảo những lời khuyên giúp bạn dễ chợp mắt bên dưới.
  • Cơ thể bạn sẽ tiếp tục có những cơn co thắt chuyển dạ giả (cơn co Braxton-Hicks).
  • Bạn sẽ tiếp tục tăng khoảng nửa ký mỗi tuần kể từ tuần 33 trở đi cho đến lúc sinh.

Giờ đây, có thể bạn sẽ nghĩ đến việc sinh nở. Bạn sẽ cảm thấy háo hức lẫn lo lắng, đó là lẽ tự nhiên. Ở tuần này, hãy chuẩn bị cho việc sinh nở bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Tự mở mang kiến thức cho bản thân: Hãy tham gia các lớp học tiền sản để biết bạn phải chuẩn bị những gì cho việc sinh nở.
  • Nói chuyện với những phụ nữ đã từng sinh nở để biết những việc nên làm khi sinh nở.
  • Chia sẻ những thắc mắc lo lắng với bác sĩ.
  • Lập kế hoạch, nhưng vẫn hết sức linh hoạt về các tùy chọn sinh con và phương pháp giảm đau khi sinh.
  • Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu sinh non nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *