Trẻ sơ sinh có sức khỏe vô cùng nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết và môi trường xung quanh. Chính vì vậy, các mẹ nên biết cách để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bé. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả là điều mà ít mẹ biết rõ.
Trong bài viết này, Bibabibo.vn sẽ hướng dẫn những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh để mọi người cùng tham khảo.
Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
1. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là lựa chọn an toàn và dễ để thực hiện rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể mua những chai nhỏ mũi bằng muối sinh lý ở những tiệm thuốc để đảm bảo an toàn.
Hãy đặt bé nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé một chút. Sau khi ổn định, mẹ hãy nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của bé. Khi bé có những hiện tượng nghẹt mũi thì mẹ nên thực hiện 2 tới 3 lần một ngày. Với cách thực hiện này, mũi của bé sẽ được rửa sạch và giảm hẳn hiện tượng nghẹt mũi.
2. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối
Nếu các mẹ chưa thể tìm mua được nước muối sinh lí thì có thể sử dụng muối tinh sạch tại nhà. Chị em có thể tham khảo cách để làm dung dịch rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng muối tại nhà. Bắt đầu hòa 1/4 thìa cà phê muối sạch với 1 cốc nước sôi. Để nguội ở nhiệt độ phòng rồi thực hiện nhỏ mũi theo từng bước dưới đây.
- Đặt trẻ nằm và nhẹ nhàng để đầu con cao và nghiêng hơn một chút.
- Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối đã pha vào mũi bé rồi đợi khoảng 30 – 60 giây
- Lấy khăn giấy giấy sạch và thấm nước mũi tránh để nước vào vào sâu bên trong.
Dung dịch nước muối sẽ có tác dụng làm lỏng và giảm chất nhầy tích tụ trong mũi của bé. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện từ 2 tới 3 lần một ngày để có tác dụng hiệu quả nhất.
3. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
Có rất nhiều dụng cụ để rửa mũi cho bé, với trẻ sơ sinh chị em nên sử dụng những loại nhỏ để tránh làm bé bị sặc. Các mẹ có thể thực hiện rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm theo từng bước dưới đây.
- Bước 1: Đặt bé ở tư thế ngồi rồi bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm.
- Bước 2: Đặt đầu ống bơm ngay bên trong lỗ mũi tránh không đưa vào quá sâu. Thả nhẹ tay để hút từ từ chất nhầy trong mũi bé ra.
- Bước 3: Sử dụng khăn giấy sạch để thấm chất nhầy, tránh để chất nhảy chảy lại vào trong mũi.
- Bước 4: Sau khi thực hiện nên vệ sinh ống bơm bằng nước sạch để sử dụng lại lần sau.
4. Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi
Với phương pháp xông hơi, chị em nên thực hiện trong phòng tắm. Hãy mở nóng trong phòng tắm rồi đóng kín cửa trong vài phút để căn phòng tích tụ nhiều hơi nước.
Tiếp theo hãy ngồi cùng bé trong phòng tắm từ 2 tới 3 phút. Lúc này chất nhầy trong mũi đã lỏng nên có thể thực hiện rửa mũi cho bé một cách dễ dàng. Thực hiện cách này chỉ sau một lần, tình trạng khó thở của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, để giúp con thở dễ hơn, bạn nên cho bé uống nhiều nước và dùng máy xông hơi. Bằng cách này, dịch nhầy sẽ trở nên loãng và dễ bị trục xuất ra ngoài hơn.
Lợi ích của việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt trong việc cải thiện tình trạng ngạt mũi, sổ mũi của bé.
Tác dụng đầu tiên đó là làm sạch khoang mũi cho bé, giúp bé dễ thở hơn. Các loại nước vệ sinh mũi có nhiều chất làm sạch giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại trong khoang mũi từ đó mũi có thể thông thoáng và sạch sẽ hơn.
Lợi ích khác của việc rửa mũi sẽ giúp bé cải thiện được hệ thống hô hấp và giúp bé giảm tình trạng kích ứng cho mũi. Cuối cùng, khi rửa mũi bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì không còn chất đờm trong khoang mũi nữa.
Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài, vì vậy nếu rửa mũi sai cách thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Các mẹ nên lưu ý nên làm sạch mũi cho trẻ nhỏ trong những trường hợp dưới đây.
- Khi trẻ nhỏ có tình trạng tắc mũi, chất nhầy trở nên đặc và không thể tự chảy ra ngoài
- Bé bị khó thở do có nhiều đờm và chất nhầy trong khoang mũi
- Trẻ sơ sinh mắc các bệnh như viêm mũi
Với những cách rửa mũi trên, chị em chỉ nên thực hiện 2 tới 4 lần mỗi ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của bé. Nếu rửa quá nhiều lần trong ngày có thể khiến niêm mạc của mũi bị tổn thương và mất đi độ ẩm tự nhiên.
Lưu ý khi thực hiện các cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Những bộ phận của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên còn khá nhạy cảm đặc biệt là niêm mạc vùng mũi còn rất mỏng và dễ tổn thương. Vì vậy khi thực hiện các cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý một số điều sau.
Cần đảm bảo các dụng cụ vệ sinh mũi đã được làm sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn an trước trước và sau khi sử dụng.
Cần đặc biệt lưu ý thực hiện nhẹ nhàng khi thao tác hút mũi cho trẻ sơ sinh để tránh gây tổn thương, xây xát vùng niêm mạc cánh mũi có thể khiến bé bị sặc ngược hoặc chảy máu. Không nên thực hiện quá 3 lần/ngày sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.
Mẹ tuyệt đối không hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng của mình bởi hành động này rất có thể lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
Bài viết đã tổng hợp những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng chị em có thể chọn được cách rửa mũi phù hợp cho bé nhỏ nhà mình. Chúc mọi người một ngày vui vẻ!