Trẻ sơ sinh bị ho: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị ho

Sức khỏe của trẻ sơ sinh còn yếu nên rất dễ bị tổn thương về những thay đổi bên ngoài. Ho là một trong những bệnh thường gặp nhất của trẻ sơ sinh. Để có thể nhận biết và tìm cách chữa hiệu quả nhất, bố mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây. Bibabibo.vn đã tổng hợp những kiến thức cần biết khi trẻ sơ sinh bị ho.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Hiểu trước về bản chất ho không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng và phản ứng của tự nhiên của cơ thể để loại bỏ vi khuẩn, đờm và virus,… Để có thể tìm được phương pháp chữa trị an toàn cho trẻ sơ sinh bị ho thì các mẹ cần hiểu rõ được nguyên nhân gây ra những cơn ho của bé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

1. Khói thuốc lá

Khói thuốc lá còn gây hại cho người ngửi hơn là người hút. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh hệ miễn dịch và sức khỏe đều yếu sẽ rất dễ bị nhiễm khí độc trong khói thuốc dẫn tới những cơn ho liên tục. Hay vô tình là những khói thuốc còn ở trên áo cũng khiến trẻ có thể bị ho nếu ngửi quá nhiều

2. Dùng than củi sưởi ấm, xông lá sau khi sinh

Theo quan niệm từ xưa thường sử dụng than củi để sưởi ấm hoặc xông lá sau sinh. Đây lại là một cách gây nguy hiểm đến đường hô hấp của cả mẹ lẫn con. Trong khói than có một khí thực độc với sức khỏe đó là carbo monoxide (CO) – có khả năng gây khó thở và cản trở quá trình vậy chuyển oxi trong cơ thế

3. Môi trường ô nhiễm

Có thể bạn không nhìn thấy những ở môi trường xung quanh chúng ta đều bị ô nhiễm từ bụi bẩn, khí thải,…. Hệ hô hấp còn yếu của trẻ sơ sinh sẽ rất dễ bị tổn thương dẫn tới những cơn ho.

4. Thời tiết thay đổi

Thay đổi thời tiết cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới những cơn ho của trẻ sơ sinh. Thời tiết giao mùa là điều kiện thích hợp để các loại nấm mốc, vi khuẩn,.. phát triển mạnh. Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn yếu sẽ dễ bị viêm đường hô hấp dẫn tới những cơn ho nhiều ngày.

Cách nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ sơ sinh

Thường ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện 2 loại ho là ho khan và ho đờm. Các mẹ có thể tham khảo những triệu trứng dưới đây để có thể chuẩn đoán được nguyên nhân khiến trẻ bị ho là gì để đưa ra những cách điều trị tốt nhất.

Cách nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ sơ sinh
Cách nghe tiếng ho đoán bệnh của trẻ sơ sinh

1. Trẻ bị ho cảm lạnh

Khi mới sinh ra tới lúc được 1 tuổi thì hệ miễn dịch của bé vẫn còn rất yếu và chưa thể thích ứng với những thay đổi của môi trường xung quanh. Vì vậy tới khi 1 tuổi, các bé có thể bị cảm cúm tới 6 lần.

Khi các mẹ nghe được tiếng ho có phần khô và có dấu hiệu của nghẹt mũi hay chảy nước mũi thì đó chính là biểu hiệu của bệnh ho han. Lưu ý, bố mẹ nên để ý bé có thể bị sốt vào bạn đêm.

2. Ho do viêm tắc thanh quản

Tắc thanh quản là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Chúng xảy ra khi nhiễm trùng gây ra phù nề cho bộ phận thanh quản và khí quản. Việc này sẽ khiến dây dẫn khí trở nên hẹp hơn khiến cho trẻ bị khó thở.

Nếu bố mẹ nghe thấy bé ho từng tiếng kèm thở khò khè. Đó có thể là dấu hiệu quả bệnh viêm tắc thanh quản. Thường bé sẽ ho và thở khó khăn vào ban đêm nên nhiều bố mẹ không để ý. Nếu để lâu bệnh có thê nặng dần và khiến bé bị khó thở sau ho lên tới 12-48 tiếng.

3. Ho do viêm phế quản

Gợi ý nhận biết dấu hiệu của bệnh ho do viêm phế quản. Đầu tiên là bé có dấu hiệu thở khò khen có đi kèm với một số triệu trứng giống cảm lạnh. Điểm thứ 2 là những cơn ho chỉ xuất hiện thi thoảng có kèm sổ mũi.

Viêm phế quản là bệnh lý thường khi thời tiết giao mùa giữa thu và đông. Có thể khi bị viêm phế quản bé sẽ chán án và có hiện tượng sốt nhẹ nên ba mẹ cần lưu ý.

4. Ho do viêm phổi

Viêm phối là một bênh rất nguy hiểm bời virus và vi khuẩn độc hại ở phổi. Khi có dấu hiệu con ho ra đờm xanh hoặc vàng – có cảm giác ướt. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút thì gia đình nên đưa bé đi khám để có kết quả chuẩn đoán chính xác nhất.

5. Ho do hóc dị vật

Tiếng ho khi bị hóc dị vật sẽ rất nhỏ và được kéo dài. Hơi thở hổn hển kèm sắc mặt xanh sao và không phát ra bất kì loại âm thanh nào. Trong những trường hợp này cha mẹ nên đưa con đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để an toàn cho bé.

Cách chữa khi trẻ sơ sinh bị ho

1. Trẻ bị ho cảm lạnh

Khi gia đình đã xác định được nguyên nhân ho là do bị cảm lạnh thì có thể thực hiện điều trị ngày tại nhà.

Để thời cho bé nghỉ ngơi và ti sữa mẹ nhiều hơn. Nếu nhà bạn quá gần mặt đường hoặc công trường đang thi công có thể mua thêm những chiếc máy lọc không khó, máy tạo độ ẩm.

Bệnh ho cảm lạnh có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu bé sốt cao hơn 38 độ và đi kèm triệu chứng mệt mỏi thì rất có thể đã bị cúm.

Cách chữa khi trẻ sơ sinh bị ho
Cách chữa khi trẻ sơ sinh bị ho

2. Ho do viêm tắc thanh quản

Khi bị viêm phế quản mẹ cần cho bé tiếp súc và hít những không khí ấm và ẩm. Đây là một cách rất dễ để giúp quá trình thở dễ dàng hơn. Nhớ có không gian bé được nghỉ ngơi mà cho bú sữa mẹ nhiều hơn. Nếu môi trẻ bị xanh hoặc tái đi thì đưa trẻ đi khám ngay tại những địa chỉ uy tí.

3. Ho do viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh khá nặng có thể làm suy hô hấp nên bố mẹ cần đưa bé đi khám để có chuẩn đoán bệnh sớm nhất. Trước đó, các mẹ có thể dùng nước muối sinh lí để nhỏ mũi cho bé. Nếu bé có hiện tượng sốt cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác s

4. Ho do học dị vật

Sử dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực, bạn lấy 3 ngón tay ấn mạnh vào vùng thượng vị và cứ làm như vấn cho đến khi thấy sắc mặt của trẻ đã tỉnh táo hơn. 

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho

Khi trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên khi bố mẹ thấy bé có dấu hiệu ho thì nên đặc biệt chú ý quan tâm và theo dõi đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là những tổng hợp về những lưu ý nên làm và không nên làm khi trẻ sơ sinh bị ho.

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho
Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho

1. Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ bị ho

Nhiệt độ cơ thể của bé sẽ hạ xuống đột ngột khi bé bị ho. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý giữ ấm cho bé đặc biệt vào ban đêm. Có thể mặc thêm áo ấm, không để quạt thẳng vào bé và chú ý giữ ấm phần cổ của trẻ bằng một chiếc khăn nhỏ.

Sữa mẹ là một chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể của bé. Bên cạnh đó thường xuyên massage ngực và cổ cho bé. Đây là yếu tố quan trọng giúp bé giảm được những triệu chứng ho và hô hấp tốt hơn.

Cần theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên để phát hiện sớm nhất nếu sức khỏe của bé trở nên tệ hơn. Ngay khi nhận thấy trẻ có triệu chứng ho, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Điều này sẽ giúp các bé tránh được tình trạng bệnh tái phát trở lại. Các mẹ nên biết rằng các loại vi khuẩn, vi rút sẽ khó có thể tiêu diệt nếu không tiến hành điều trị bệnh tận gốc.

2. Những điều cha mẹ nên tránh khi trẻ bị ho

Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh ho, các bậc cha mẹ nên tránh một số sai lầm sau để kiểm soát bệnh cho trẻ tốt nhất.

Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho bé. Vì trẻ con nhỏ nếu sử dụng thuốc quá sớm sẽ có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Chỉ được sử dụng khi có chỉ định kê đơn thuốc của bác sĩ.

Tránh gió cho bé vì đây là nguyên nhân khiến tình trạng ho trầm trọng hơn. Nên lưu ý với gió buổi sáng, lúc đó gió sẽ có cả sương lạnh khiến bé có thể bị ho kéo dài và khó điều trị hơn.

Bố mẹ không nên cho trẻ uống sữa đậu nành. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sữa và các thực phẩm được chế biến từ đậu nành có thể khiến cho cơn ho ở trẻ tăng nhanh.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin cần thiết cho bố mẹ khi trẻ sơ sinh bị ho. Dựa vào những lưu ý trên để có thể phòng tránh và chữa trị thời cho bé. Chúc mọi người có sức khỏe thật tốt!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *