Trẻ mấy tháng mọc răng? Dấu hiệu nhận biết dễ dàng

Trẻ mấy tháng mọc răng?

Mọc răng là quá trình cần phải diễn ra ở những trẻ nhỏ. Nhiều bố mẹ luôn có thắc mắc “trẻ mấy tháng mọc răng?”. Vì vậy, Bibabibo.vn đã tổng hợp những dấu hiệu mọc răng và cách chăm sóc khi bé trong giai đoạn mọc răng để các bố các mẹ cùng tham khảo.

1. Trẻ mấy tháng mọc răng?

Theo như thông thường, trẻ sẽ có dấu hiệu bắt đầu mọc răng ở tháng thứ 6 và kéo dài tới 3 tuổi thì răng sẽ được mọc hoàn thiện. Khi đó, hàm răng của bé sẽ bao gồm 20 chiếc răng có thể thực hiện chất năng cắn, nhai, xé thức ăn.

Đây là lúc trẻ có thể bắt đầu chuyển sang ăn những loại thức ăn cứng hơn và không cần xay thức ăn trước khi nấu cho bé nữa.

Trẻ mấy tháng mọc răng?
Trẻ mấy tháng mọc răng?

Theo những chuyên gia về nha khoa, việc mọc răng của bé sẽ tùy thuộc vào cơ địa, có bé mọc sớm hoặc mọc muộn nên bố mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Nhưng bố mẹ cần chú ý đến nhưng giai đoạn phát triển răng của trẻ, nếu đã 1 tuổi mà bé chưa mọc răng thì bố mẹ nên đưa bé tới bác sĩ chuyên ngành để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân.

2. Quá trình mọc răng của bé

Để hiểu rõ hơn về quá trình mọc răng của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo thông tin đã được tổng hợp dưới đây. Những giai đoạn mọc răng của trẻ được ghi lại cụ thể và chi tiết để bố mẹ tiện theo dõi em bé nhà mình.

Giai đoạn cụ thể trong quá trình mọc răng của bé
Quá trình mọc răng của bé

Từ 6-9 tháng: 4 răng cửa giữa

Vào khoảng tháng thứ 6, răng sữa đầu tiên của trẻ mọc ở vị trí răng cửa hàm dưới. Thông thường răng đầu mọc lên sẽ khiến trẻ đau đớn, khó chịu đôi khi còn khiến bé ho và sốt. Bố mẹ nên bình tĩnh và xoa dịu sự khó chịu của bé bằng những cách đơn giản. Hai răng cửa hàm trên sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 7 tới 10 sau khi 2 răng hàm dưới đã phát triển xong.

Từ 12-14 tháng: 4 răng hàm sữa

Sau khi răng cửa đã phát triển hoàn thiện, răng hàm sẽ xuất hiện từ bên trong. Hai răng này nằm giữa hàm và cách một đoạn so với răng cửa.

Sau đó hai chiếc răng hàm dưới đối diện sẽ xuất hiện. Lúc này mẹ cần chú trọng chăm sóc răng miệng để bổ sung fluor cho trẻ cũng như phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Từ 16-18 tháng: 4 răng nanh sữa

Răng nanh sữa hàm trên nhú mọc lên khi trẻ được khoảng 16-18 tháng để lấp đầy vị trí trống giữa răng cửa và răng hàm.

Răng nanh hàm dưới xuất hiện khi răng nanh hàm trên đã mọc đầy đủ. Trong nhiều trường hợp trẻ 22 tháng mới mọc được đầy đủ cả 4 chiếc răng nanh sữa này.

Từ 20-30 tháng: 4 răng hàm sữa cuối cùng

Hai chiếc răng hàm cuối lấp đầy hàm dưới vào tháng 20. Khi răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì hai răng hàm cuối cùng của hàm trên xuất hiện.

Trẻ sơ sinh sẽ hoàn thiện lịch mọc răng của mình khi bước vào tháng tuổi thứ 30.

2. Dấu hiệu khi trẻ bắt đầu mọc răng

Mẹ có thể nhận biết dễ dàng khi nào thì bé mọc răng qua một số dấu hiệu nhận biết sau:

Dấu hiệu khi trẻ bắt đầu mọc răng
Dấu hiệu khi trẻ bắt đầu mọc răng

Việc mọc răng có thể kích thích chảy nước dãi. Việc chảy dãi quá nhiều có thể khiến mặt, miệng, cổ tiếp xúc với nước này… sẽ bị nổi mẩn đỏ. Chảy nhiều nước dãi có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và dễ bị ho.

Sốt khi mọc răng: Thời điểm bé mọc chiếc răng đầu tiên là lúc hệ miễn dịch của bé thay đổi, dễ khiến các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể bé và gây sốt. Ngoài ra, nướu sưng đỏ cũng có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ. Nếu sốt kéo dài, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị.

Vì sự khó chịu khi mọc răng đã kể trên sẽ dẫn tới tình trạng khó ngủ cho bé. Cơn đau khi mọc răng có thể khiến bé khó đi vào giấc ngủ và quấy khóc nhiều hơn bình thường. Khi bắt đầu mọc răng, trẻ có xu hướng cắn bất cứ thứ gì trước mặt. Nên bố mẹ cần lưu ý không cho trẻ chơi đồ chơi quá nhỏ tránh trường hợp bé nuốt vào bụng.

3. Cách chăm sóc trẻ mọc răng sữa

Bố mẹ hãy quan tâm và chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên và kỹ lưỡng cho bé trong giai đoạn này. Vì lau nước dãi thường xuyên, bố mẹ nên sử dụng kem chống hăm để phòng ngừa các nốt mẩn ngứa.

Cách chăm sóc trẻ mọc răng sữa
Cách chăm sóc trẻ mọc răng sữa

Khi bé chán ăn lúc mọc răng, hãy dỗ dành và chơi với bé để con an tâm và quên bớt cảm giác đau và khó chịu. Thêm vào đó, bố mẹ có thể massage nướu cho con sau mỗi bữa ăn để giảm đau nhức cho bé.

Nếu bé bị đi tướt do mọc răng thì bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bé, nên bắt đầu tăng tần suất cho bé bú hoặc sữa công thức (sữa bột). Đặc biệt, nên bổ sung thêm những loại rau củ như cà rốt hay khoai tây,… trong những bữa ăn dặm để hỗ trợ tiêu hóa cho bé.

Luôn bổ sung đầy đủ lượng nước trong một ngày và nên sử dụng nước ấm để họng bé được êm dịu, giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng. Có thể bổ sung thêm canxi từ thức ăn hoặc những loại nước hỗ trợ bổ sung canxi để răng bé mọc ra được chắc khỏe hơn.

Khi mọc răng bé luôn có cảm giác khó chịu và muốn cắn vật gì đó, vì vậy bố mẹ nên chuẩn bị có bé một chiếc ti giả mềm mại để bé có thể ngậm và cắn. Tránh tình trạng, ngậm và nuốt đồ chơi nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé.

Bài viết đã tổng hợp chi tiết và đầy đủ về quá trình móc răng của trẻ. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bố mẹ trả lời được thắc mắc “trẻ mấy tháng mọc răng?” và có thể theo dõi và chăm sóc các bé trong giai đoạn mọc răng này. Chúc gia đình các bạn luôn có sức khỏe thật tốt!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *