Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà đúng cách mẹ nên biết

chăm sóc trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh với cơ thể chưa phát triển toàn diện và còn nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài, bố mẹ nên lưu ý khi chăm sóc bé. Bibabibo.vn đã tổng hợp những cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách để bố mẹ tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Khi cho trẻ bú sữa mẹ, bạn không chỉ bồi bổ cơ thể cho trẻ mà còn mang đến cho trẻ niềm an ủi tinh thần rất lớn. Dòng sữa ngọt ngào và hương vị quen thuộc của cơ thể mẹ là liều thuốc an thần hoàn hảo và có thể loại bỏ mọi bất an của bé.

Gần mẹ, đặc biệt là bầu ngực của mẹ, cũng mang lại cho bé sự tự tin đầu tiên về thế giới an toàn xung quanh.

Chăm sóc trẻ sơ sinh - cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Chăm sóc trẻ sơ sinh – cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Ngoài việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột, sữa mẹ còn giúp ngăn ngừa tử vong cho trẻ dưới 1-2 tuổi do tiêu chảy. Ở một số trẻ bú sữa mẹ và ăn bổ sung, tỷ lệ tử vong do viêm phổi cũng thấp hơn so với trẻ bú mẹ nhân tạo.

Một nghiên cứu của Brazil về trẻ sơ sinh từ 8 ngày tuổi đến 12 tháng tuổi cho thấy trẻ sơ sinh được cho ăn thức ăn nhân tạo có nguy cơ tử vong do viêm phổi cao gấp 3 đến 4 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn.

2. Bế ẵm bé đúng cách

Nhiều mẹ thường bế bé theo kiểu vác vai để cho bé ợ hơi sau khi bú. Nhưng nếu bạn để bé ở tư thế này quá lâu sẽ khiến thân và ngực của bé bị áp lực lớn. Vì vậy, chị em cần lưu ý luôn để tay để đỡ phần đầu và cổ để giảm áp lực lên xương sống của bế.

Chăm sóc trẻ sơ sinh - bế ẵm bé đúng cách
Chăm sóc trẻ sơ sinh – bế ẵm bé đúng cách

Vì cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu nên bố mẹ cần chú ý rửa tay sạch và tháo hết trang sức, đồng hồ để tránh tổn thương da bé. Nên ẵm bé theo đúng tư thế, tùy theo độ tháng tuổi của bé, bố mẹ nên lựa chọn cách bế phù hợp.

Đặc biệt, không nên cho trẻ tập ngồi hay đứng quá sớm để tránh ảnh hưởng tới xương chân và xương cột sống của trẻ.

3. Hãy hát ru bé ngủ

Từ khi bé còn trong bụng mẹ, các bác sĩ và chuyên gia đã khuyên mẹ nên cho bé nghe nhạc để phát triển toàn diện. Vì vậy đến khi ra đời, các mẹ vẫn nên cho bé nghe thêm nhạc và có thể hát ru mỗi khi bé ngủ. Hát ru cũng giúp mẹ cảm giác thư giãn hơn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh - hãy hát ru bé ngủ
Chăm sóc trẻ sơ sinh – hãy hát ru bé ngủ

Có nhiều cách để mẹ hát ru cho bé, nên mẹ có thể đổi cách ru bé ngủ mỗi ngày. Các mẹ có thể tham khảo chăm sóc trẻ sơ sinh bằng cách hát ru dưới đây:

  • Đọc cho con nghe một câu chuyện bằng giọng đều đều, nhẹ nhàng.
  • Bế con lên và đu đưa.
  • Cho bé ngậm một núm vú giả.
  • Bật một bài hát ru có giai điệu nhẹ nhàng mà con yêu thích như: một bài hát ru, 1 bản nhạc cổ điển,… Tuy nhiên, cần tránh để âm lượng quá lớn, nếu không mẹ sẽ khiến bé tỉnh táo mất.

4. Giữ ấm cho giấc ngủ của bé

Bố và mẹ nên ngủ với bé trong những tháng đầu, vì đều đó sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và bố mẹ có thể kiểm soát được hơi thở và sức khỏe của bé. Vì trẻ sơ sinh cũng cần sữa mẹ nhiều nên khi ngủ cùng, các mẹ có thể dễ dàng cho bé ti để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh - giữ ấm cho giấc ngủ của bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh – giữ ấm cho giấc ngủ của bé

Trẻ sơ sinh cũng chưa thích nghi được với nhiệt độ với môi trường bên ngoài, nên bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ với nhiệt độ phòng thích hợp từ 26 tới 32 độ C. Nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì bạn cần thay ngay, sau đó lau khô người và mặc bỉm, tã cho bé để tránh nhiễm lạnh và các vấn đề ngoài da khác.

5. Cần dỗ ngay khi bé khóc

Hãy an ủi và dỗ dành khi bé có những dấu hiệu muốn khóc như nhăn nhó, khó chịu và mếu,…. Việc khóc nhiều có thể khiến bé bị tổn thương hệ thần kinh, lâu ngày khiến bé chậm phát triển và kém thông minh hơn những bạn cùng tuổi.

Chăm sóc trẻ sơ sinh - Cần dỗ ngay khi bé khóc
Chăm sóc trẻ sơ sinh – Cần dỗ ngay khi bé khóc

Nếu bé có dấu hiệu khóc nhiều kèm theo việc vã mồ hôi, biếng ăn, đặc biệt là mồ hôi trộm… bố mẹ nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi. Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ những thực phẩm và sữa bên ngoài.

Thường bố mẹ có thể cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm, khi đó bé có thể hấp thụ được nhiều vitamin D, tránh các bệnh về da, còi xương và hô hấp.

Có những trường hợp trẻ vừa bị còi xương, vừa suy dinh dưỡng nên nhẹ cân, người mệt mỏi hay quấy khóc nhưng cha mẹ vẫn chủ quan. Vì thế, nhiều trẻ đến khám muộn khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

6. Kịp thời thay tã lót

Sau khi trẻ đi vệ sinh xong cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô và thay tã mới để bé không có cảm giác khó chịu. Với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, các mẹ nên lưu ý không nên đóng bỉm hoặc tã quá lâu khiến bé có thể bị viêm nhiễm, hăm và rôm sảy.

Chăm sóc trẻ sơ sinh - Kịp thời thay tã lót
Chăm sóc trẻ sơ sinh – Kịp thời thay tã lót

Với trẻ nhỏ, tã là thứ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da mỏng manh của bé. Vì vậy, các mẹ nên chọn lựa kỹ những loại tã có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, từ những thương hiệu có uy tín. Tránh sử dụng những loại tã không rõ xuất xứ, không hạn sử dụng, những loại tã kém chất lượng có thể khiến bé bị dị ứng, viêm da, dùng lâu ngày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

7. Quấn tã cho bé

Quấn tã gọn gàng và chặt chẽ cho bé, giúp giảm bớt cảm giác chống chếnh trong không gian mới (khác với không gian thoải mái mà bé đã quen khi còn trong bụng mẹ). Do đó, bé sẽ an toàn hơn khi ngủ và không bị hoảng sợ.

Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ chỉ nên quấn chặt tay bé và để chân thả lỏng, để bé tự do vận động, co duỗi. Điều này giúp giảm nguy cơ trật khớp hông có thể xảy ra khi chân bé bị quấn chặt trong tư thế mở rộng.

8. Giúp bé ợ hơi

Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn lên hoặc trở nên khó tính nếu không được ợ hơi thường xuyên vì bị đầy bụng. Hãy thử ba phương pháp giúp bé ợ hơi nói chung.

Chăm sóc trẻ sơ sinh - Giúp bé ợ hơi
Chăm sóc trẻ sơ sinh – Giúp bé ợ hơi
  • Bé đứng em bé dựa vào cổ của bạn. Vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia.
  • Để em bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.
  • Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.

9. Vệ sinh dây rốn cho bé

Trong trường hợp bình thường, màu sắc của cuống rốn trẻ sẽ chuyển từ vàng nhạt sang nâu sẫm, và sẽ tự rụng sau 2 tuần khô. Điều quan trọng nhất là mẹ cần chăm sóc và vệ sinh đúng cách để bé không bị nhiễm trùng. Nếu rốn vẫn chưa rụng và có dấu hiệu tấy đỏ, sưng tấy, chảy mủ… mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để khám.

Bài viết trên đã tổng hợp những cách chăm sóc trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần biết. Hãy luôn quan tâm và để ý tới những thay đổi nhỏ từ sức khỏe của bé để có cách chăm sóc phù hợp nhất. Chúc gia đình các bạn luôn có sức khỏe thật tốt!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *