Hiện nay do cuộc sống hiện đại nên các mẹ cần quay trở lại công việc khá sớm sau sinh. Vì muốn con được uống sữa mẹ nên nhiều chị em đã sử dụng cách bảo quản sữa trong tủ lạnh. Nếu không biết cách bảo quản sữa mẹ an toàn có thể khiến sữa bị hỏng.
Chính vì vậy, trong bài viết này Bibabibo.vn sẽ hướng dẫn cho chị em những cách bảo quản sữa mẹ an toàn và đơn giản nhất.
1. Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt
Trước khi vắt sữa chị em cần chuẩn bị bình đựng sữa và dụng cụ vắt sữa. Cần lưu ý phải vệ sinh và khử dụng tất cả dụng cụ để an toàn nhất. Sau đó cần để cho khô trước khi sử dụng để vắt sữa.
Sau khi hút sữa và dự trữ trong bình nếu chưa cho bé uống ngay thì nên cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Mẹ nên đo ước lượng khả năng uống của bé để chia sữa sang những bình khác nhau. Thông thường mẹ nên hút khoảng 5 tới 6 bình 150ml và để trong ngăn mát tủ lạnh dùng trong ngày.
Trước khi cho bé bú các mẹ nên làm ấm bình sữa. Thường có thể làm ấm bằng nước sôi xung quanh hoặc để sữa tan ra trong nhiệt độ phòng.
Nếu bé không bú hết thì sữa trong bình để ở ngoài nhiệt độ phòng có thể sử dụng trong vòng 1 tới 2 giờ. Không nên tái sử dụng nếu quá thời gian trên.
2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Thường các mẹ có thể hút 1 lần được khoảng 6 bình sữa nên trong 1 ngày các bé sẽ không uống hết được số sữa đó. Nếu muốn bảo quản nhiều dài hơn thì các mẹ cần sử dụng tủ đông để trữ sữa. Với cách bảo quản sữa mẹ trong tủ trữ đông các mẹ nên chuẩn bị những dụng cụ sau.
Nên sử dụng bình hoặc ly bảo quản sữa bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa không chứa BPA. Đây là những loại có thể tái sử dụng nhiều lần bằng cách rửa sạch và khử khuẩn.
Về túi để trữ trong tủ đông sẽ có 2 loại cho các mẹ lựa chọn. Với túi có dây kéo thì mỏng nên dễ rách. Còn lại có có bấm cài thì dày với giá thành cao hơn nhưng chất lượng tốt hơn.
Bút lông dầu để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên túi trữ sữa. Tủ đông trữ đông sữa: có thể sử dụng ngăn đông tủ lạnh. Nhưng để bảo quản chất lượng tốt nhất nên để riêng một tủ trữ đông riêng cho sữa.
Những điểm cần lưu ý khi dùng túi bảo quản sữa trong tủ đông. Đảm bảo nhiệt độ ngăn đông luôn dưới -18 độ C. Không nên bảo quản ở bên cánh tủ vì ở đó nhiệt độ sẽ không ổn định có thể làm giảm chất lượng dinh dưỡng của sữa.
Chắc chắn khi bảo quản bằng túi, sữa sẽ dính vào thành túi và sẽ giảm mất một phần dung lượng. Nếu không bảo quản cẩn thận sữa sẽ có thể bị giảm chất lượng vì vậy các mẹ chỉ nên dùng túi chất lượng tốt mà dùng 1 lần rồi bỏ không nên tái sử dụng.
3. Cách làm ấm sữa đã bảo quản trữ đông
Cách tốt nhất để làm ấm sữa sau khi để lạnh hoặc trữ đông là làm ấm với nước. Chị em cần chuẩn bị thêm một chén nước ấm và đặt bình hoặc túi sữa đã được bảo quản trữ đông vào bên trong.
Ngoài ra, chị em có thể đặt bình sữa dưới vòi nước ấm hoặc để tan từ từ trong nhiệt độ phòng. Sau khi đã xác nhất sữa đủ ấm thì chị em có thể cho bé sử dụng.
Sau khi làm tan sữa đông lạnh bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm, bạn có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, nhưng không nên làm đông đá lần thứ hai.
Đặc biệt nên lưu ý không nên sử dụng lò vi sóng để làm nóng sữa. Vì nhiệt độ trong lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ, tạo ra các “hạt nóng” có thể gây bỏng con bạn.
Một số trường hợp bé sơ sinh sẽ không chịu uống sữa sau khi trữ đông nhưng đây không phải dấu hiệu xấu. Với những bé như vậy chị em vẫn có thể vắt sữa và dự trữ trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong khoảng 4 tiếng.
4. Cách bảo quản sữa mẹ khi mất điện
Thường mất điện sẽ có thông báo trước nên các mẹ hãy chuẩn bị sẵn một thùng xốp hoặc thùng nhựa cách nhiệt có nắp đậy.
Thùng xốp và thùng cách nhiệt chỉ có thể bảo quản nhiệt độ lạnh dưới 3 tiếng nên nếu thời gian mất điện kéo dài thì nên mua thêm nhiều đá lạnh để giữ nhiệt độ thấp nhất trong thùng. Nếu chuẩn bị tốt và đủ đá thì thời gian bảo quản có thể khoảng 6 tiếng.
Nếu bảo quản theo cách trên trong thời gian quá lâu đá sẽ tan và nhiệt độ không còn thích hợp như vậy sữa sẽ bị chảy và chất dinh dưỡng bị biến đổi xấu. Trong trường hợp đó chị em nên bỏ ngay chứ không nên sử dụng lại nữa.
5. Bảo quản sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu?
Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên nên không có chất bảo quản, chính vì vậy thời gian bảo quản sẽ hạn chế. Cách mẹ nên lưu ý yếu tố thời gian khi trữ đông sữa của mình cho bé sử dụng.
Sữa mẹ sẽ giữ nguyên dưỡng chất nếu được bảo quản trong ngăn mát 2 ngày với nhiệt độ dưới 4 độ C. Nên bảo quản trong những bình chứa hoặc túi đựng có dung tích nhỏ từ 100 tới 150ml để tiện sử dụng và hâm nóng.
Những lần vắt sữa khác nhau cần để riêng túi hoặc bình và cần ghi chú thời gian ngày tháng trên bao bì để có thể theo dõi thời gian trữ đông chính xác.
Khi trữ ở tủ đông sữa mẹ sẽ được bảo quản tốt nhất khoảng 3 tới 6 tháng nhưng bạn nên cho bé sử dụng trong khoảng dưới 4 tháng để những chất dinh dưỡng không bị biến đổi.
Sữa mẹ mới vắt thì nên trữ trong ngăn mát khoảng vài tiếng trước khi cho lên ngăn đông để bảo quản. Sữa mẹ khi mới vắt còn khá ấm nếu cho lên ngăn đông ngay lập tức có thể khiến chất dinh dưỡng bị mất đi hoặc biến đổi xấu.
6. Lưu ý khi sử dụng sữa mẹ đã được bảo quản
Vì để bảo quản sữa giữ được nguyên dinh dưỡng thì cần trữ đông nên khi sử dụng các mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
- Không sử dụng sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.
- Không nên sử dụng lại túi trữ đông sữa.
- Không trữ sữa vắt trong thời gian khác nhau vào cùng 1 lọ hoặc bình.
- Không lắc bình sữa đã rã đông vì khi lắc mạnh kèm theo việc nhiệt độ thay đổi nhanh sẽ khiến sữa mất một vài phân tử protein.
- Không sử dụng cách rã đông nhanh bằng nước sôi.
- Nếu bé bú không hết nên bỏ phần sữa thừa đi. Tránh bảo quản và sử dụng lại.
Bài viết đã cung cấp cho chị em những thông tin chi tiết về cách bảo quản sữa mẹ. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trên các mẹ có thể cho bé sử dụng được nguồn sữa an toàn với chất dinh dưỡng được giữ nguyên vẹn. Chúc chị em một ngày vui vẻ!