Chọn cho con một cái tên đẹp, bố mẹ cũng đừng quên kiểm tra những kiêng kỵ cần nhớ trong việc đặt tên cho con để đảm bảo bé có cái tên an toàn, phù hợp:
- Không nên đặt tên cho con theo trào lưu. Cái gì là mốt cũng sẽ rất nhanh lỗi mốt.
- Không nên đặt tên cho con theo tên người nổi tiếng. Người nổi tiếng rất hay đi kèm với scandal. Hãy coi chừng kẻo tên con sẽ trùng với tên một người… tai tiếng.
- Không nên đặt tên con khó gọi, chỉ cùng một loại thanh âm, tạo cảm giác nặng nề, trúc trắc. Chẳng hạn: Đỗ Vũ Mỹ, Tạ Thị Hiện,…
- Không nên đặt tên nam nữ, âm dương trái ngược nhau, nữ không nên đặt tên Nam, nam không nên đặt tên Nữ để người khác dễ phân biệt. Ngoài ra, đặt tên khó đoán giới tính còn dễ gây nhầm lẫn khi làm giấy tờ hay tham dự các cuộc thi.
- Không nên đặt các tên mà nếu nói lái sẽ ra nghĩa xấu. Chẳng hạn như Tiến Tùng là Túng Tiền.
- Không nên đặt tên mà nếu viết tắt các chữ cái đầu sẽ ra nghĩa xấu.
- Không nên đặt tên quá cực đoan, tuyệt đối như Vô Địch, Mỹ Nữ,…, dễ gây áp lực cho con nếu đứa trẻ lớn lên không được như cái tên của mình, dễ khiến trẻ bị trêu chọc hoặc gây ấn tượng tiêu cực với người khác.
- Không nên đặt tên con cái trùng với tên ông bà tổ tiên hay người có vai vế lớn hơn. Đây là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam.
- Không nên đặt tên con theo thời cuộc chính trị, mang màu sắc chính trị.
- Tránh đặt tên con mang ý nghĩa thô tục, xấu xí, tù túng. Đã qua rồi thời kì ông bà ta thích đặt tên con thật “xấu” cho “dễ nuôi”. Ngày nay, một cái tên đẹp cũng góp phần lớn vào thành công trong ấn tượng giao tiếp, xưng hô và quan hệ hàng ngày.
- Không nên dùng những từ ngữ ít dùng, quá xa lạ, khó hiểu.
- Không nên đặt tên con khi viết không dấu sẽ thành nghĩa xấu.
- Tránh tên Tây hóa. Nếu bé không mang quốc tịch nước ngoài hay có liên quan đến việc sinh sống ở nước ngoài thì cha mẹ nên theo đúng truyền thống Việt Nam, chọn cho con một cái tên thuần Việt.
- ránh những cái tên vô nghĩa.
- Tránh những cái tên có có từ đồng âm hoặc ngữ âm nghe không hay, đa âm, đa nghĩa.