Khi thai nhi đã được 37 tuần, chắc hẳn các mẹ bầu rất hồi hộp mong chờ ngày bé ra đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được những dấu hiệu sắp sinh. Vì vậy, trong bài viết này, mình xin tổng hợp 7 dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất mà các mẹ đừng nên bỏ qua.
7 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên chú ý
Khi chuẩn bị “vỡ chung”, cơ thể của mẹ bầu thường xuất hiện những dấu hiệu rất đặc trưng. Do đó, nếu như gặp phải những biểu hiện sau đây, chị em cần chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón con yêu ra đời.
1. Có nhiều dịch nhầy màu hồng hoặc vàng nhạt ở đáy quần lót
Khi vào nhà vệ sinh, nếu mẹ bầu thấy ở đáy quần lót của mình có nhiều dịch nhầy màu vàng hoặc hồng nhạt tiết ra thì nên lưu ý. Bởi lẽ dịch tiết âm đạo này là do nút nhầy ở bên trong tử cung bị bong ra.
Đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ trước 2 ngày nhiều mẹ bầu thường hay gặp phải. Lúc này, điều mẹ cần làm là thông báo với bác sĩ vì khi âm đạo chảy dịch là biểu hiện chứng tỏ cổ tử cung đã mở và sắp
2. Đi tiểu thường xuyên nhất là vào ban đêm
Dấu hiệu buồn tiểu hầu như xuất hiện ở những tuần đầu của thai kỳ, do thai nhi mới xuất hiện ở trong bụng gây kích thích bàng quang.
Nếu trong những ngày cuối của thai kỳ, mẹ bầu đi tiểu thường xuyên nhất là vào ban đêm thì đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Nguyên nhân là do thai nhi đã tụt sâu xuống phía dưới khung chậu và bị chèn ép lên bàng quang.
3. Bụng bầu tụt xuống thấp
Với cảm giác của một người làm mẹ thì chắc chắn chị em sẽ cảm nhận được “con yêu” sắp tụt xuống phía dưới. Bởi lúc này, em bé đã quay đầu và tụt xuống khung xương chậu làm cho mẹ có cảm giác này.
Khi em bé tụt xuống phía dưới, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn do đường thở được thông thoáng hơn nhưng đi lại sẽ thấy “vướng víu” hơn. Thông thường, những mẹ bầu mang thai lần đầu sẽ cảm nhận dấu hiệu này rõ ràng hơn so với những mẹ sinh con thứ.
4. Tử cung có nhiều cơn co thắt liên tục
Càng gần tới ngày sắp sinh, thai nhi trong bụng sẽ dần bị tụt xuống. Những cơn co thắt tử cung này giúp em bé dễ dàng tụt xuống dưới âm hộ của mẹ, từ đó dễ dàng chui ra ngoài.
Những cơn co thắt tử cung cách nhau ít phút cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh chính xác và lúc này, mẹ bầu cần phải tới bệnh viện ngay. Nếu như bác sĩ chẩn đoán là chưa có dấu hiệu sinh thì mẹ bầu cũng có thể về nhà và chờ đợi.
5. Đau lưng dữ dội
Hiện tượng đau lưng có thể theo mẹ bầu tới tận cuối thai kỳ. Nhưng tới khi sắp sinh, những cơn đau lưng sẽ trở nên thường xuyên và dữ dội hơn. Bên cạnh đó còn kèm theo những cơn chuột rút.
Đây là dấu hiệu mẹ bầu chuẩn bị sắp sinh con. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khi mẹ bầu sắp sinh con thì các khớp sẽ căng ra ở lưng và khung xương chậu, tạo điều kiện thuận lợi cho bé trong bụng dễ dàng chui ra ngoài.
6. Thai nhi đạp liên tục trong bụng
Khi chuẩn bị chào đời, em bé trong bụng sẽ đạp liên tục như đang muốn nói với mẹ rằng: “Bụng mẹ càng ngày càng chật và tối nữa, mẹ hãy nhanh mang con ra ngoài đi!”.
Nguyên nhân là do em bé ngày một lớn và diện tích trong tử cung không còn khoảng không rộng rãi nữa, khiến cho con yêu cảm thấy chật chội và đạp mẹ liên tục để đòi ra ngoài.
7. Vỡ ối
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu sắp sinh cực kỳ chuẩn xác. Vỡ nước ối là hiện tượng các dịch lỏng chảy từ từ hoặc ồ ạt dưới âm đạo của mẹ. Lúc này, mẹ cần phải dùng khăn sạch sạch dịch ối bằng khăn giấy hoặc khăn bông mềm.
Trong trường hợp nước ối có màu bất thường hoặc có mùi khó chịu thì mẹ bầu nên tới bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám.
Mẹ nên làm gì khi những dấu hiệu sắp sinh làm khó chịu
Mẹ nên yên tâm sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ cũng như có giấc ngủ thật thoải mái.
- Nghỉ ngơi: Mẹ bầu nên nghỉ ngơi và không làm việc nhiều ở thời điểm sắp sinh này, vẫn làm việc nhẹ nhàng như ngồi đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ. Không thức khuya quá 22 giờ, tránh tình trạng căng thẳng, hạn chế ngồi lâu trên máy vi tính hay ngồi lâu trước màn hình tivi trên 2 tiếng đồng hồ, tránh xem các phim bạo lực, phim tình cảm có tính chất gây buồn phiền. Thay vào đó, mẹ bầu nên xem phim ca nhạc, phim hài mang tính chất hưng phấn, vui vẻ.
- Tư thế nằm: Khi mẹ nằm nghỉ hay ngủ, nên nằm nghiêng trái, điều này sẽ tránh được tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp cho máu di chuyển đến nuôi dưỡng thai nhi được tốt.
- Theo dõi cử động thai: Khi mẹ thức thai nhi cũng thức theo mẹ, khi mẹ ngủ thai nhi cũng sẽ ngủ theo mẹ. Mẹ cần theo dõi cử động thai máy, mỗi 2 giờ thai nhi sẽ máy và sẽ cử động đạp tay và chân làm cho mẹ có cảm giác bé vận động 1 lần. Trung bình một ngày thai nhi sẽ cử động ít nhất là 5 lần. Khi cảm giác của mẹ thấy thai nhi cử động ít hơn hay không cử động thì mẹ nên đến ngay bệnh viện có khoa sản để bác sĩ chuyên khoa sản kiểm tra sức khỏe thai nhi nhé.
Nếu như bạn thấy có những dấu hiệu sắp sinh trên đây thì tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời. Chúc các mẹ vượt cạn thành công và khỏe mạnh?